(VnMedia) - Nhiều sản phẩm của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng như Christan Dior, Lancome, Chanel, Max… được quảng cáo tràn lan trên các tuyến phố ở Hà Nội với kiểu khuyễn mãi hấp dẫn “mua 1 tặng 1”, ”giảm 30-45% giá trị sản phẩm”, dù phần lớn là hàng nhái, “dỏm” và không rõ nguồn gốc.
Thập cẩm 100% hàng “dỏm”
Chúng tôi ghé vào một số cửa hàng được căng biển quảng cáo khá lớn với nội dung hấp dẫn: “Mua 1 tặng 1 sản phẩm bất kỳ” trên đường Chùa Bộc, Hàng Cân, Phạm Ngọc Thạch…, các cô bán hàng đều giới thiệu sản phẩm ở đây là hàng chính hãng.
Tại một cửa hàng trên đường Chùa Bộc, khi hỏi mua một bộ 1 bộ mỹ phẩm của Lancome, người bán hàng nhanh nhảu tiếp thị: “Mua một sản phẩm sẽ được tặng một sản phẩm bất kỳ với giá trị tương đương. Một bộ mỹ phẩm dưỡng da của hãng Lancome gồm 5 loại có giá trị hơn 1,660 triệu đồng sẽ được tặng một bộ như thế…”. Là thương hiệu mỹ phẩm dưỡng da nổi tiếng, vậy mà chữ in trên các lọ sản phẩm trông rất lem nhem, lọ nước hoa hồng thì có vẩn đục. Chưa hết, khi xem thỏi son hiệu Lancome, cả người bán lẫn người mua mở tới hộp thứ 6 thì tất cả đều… rụng hết lõi son. Trước thắc mắc của chúng tôi sao giống hàng “dỏm” thế?, người bán hàng vẫn khăng khăng khẳng định rằng đây là hàng nhập hàng chính hãng. (?!)
Tham khảo một số sản phẩm khác tại cửa hàng này, tình trạng chung là mẫu mã sản phẩm làm giả lộ rất rõ, chữ in nhòe, bẩn, chỉ dẫn tiếng Viết rất lung tung, không đúng với chữ in tiếng Anh trên vỏ. Những sản phẩm này bày bán nhan nhản trên các sạp hàng ở chợ Đồng Xuân, Gia Ngư với giá rẻ hơn nhiều so với giá được in bán tại cửa hàng này.
Lọ phấn nền của Chanel CY có giá 280 nghìn đồng, khi mua được tặng kem nền tương đương hoặc tùy chọn. Kem dưỡng da chống lão hóa và tinh chất dinh dưỡng của Lancome có giá 329 nghìn đồng. Theo hướng dẫn ghi bằng tiếng Việt là có chỉ số chống nắng, nhưng nhìn trên vỏ hộp của sản phẩm không có lấy một chữ ghi chỉ số chống nắng. Tương tự, ở sản phẩm phấn Lancome có giá 419 nghìn đồng cũng được ghi bằng tiếng Việt có chống nắng nhưng tìm mãi trên vỏ hộp cũng không thấy chỉ số chống nắng đâu.
Thập cẩm 100% hàng “dỏm”
Chúng tôi ghé vào một số cửa hàng được căng biển quảng cáo khá lớn với nội dung hấp dẫn: “Mua 1 tặng 1 sản phẩm bất kỳ” trên đường Chùa Bộc, Hàng Cân, Phạm Ngọc Thạch…, các cô bán hàng đều giới thiệu sản phẩm ở đây là hàng chính hãng.
Tại một cửa hàng trên đường Chùa Bộc, khi hỏi mua một bộ 1 bộ mỹ phẩm của Lancome, người bán hàng nhanh nhảu tiếp thị: “Mua một sản phẩm sẽ được tặng một sản phẩm bất kỳ với giá trị tương đương. Một bộ mỹ phẩm dưỡng da của hãng Lancome gồm 5 loại có giá trị hơn 1,660 triệu đồng sẽ được tặng một bộ như thế…”. Là thương hiệu mỹ phẩm dưỡng da nổi tiếng, vậy mà chữ in trên các lọ sản phẩm trông rất lem nhem, lọ nước hoa hồng thì có vẩn đục. Chưa hết, khi xem thỏi son hiệu Lancome, cả người bán lẫn người mua mở tới hộp thứ 6 thì tất cả đều… rụng hết lõi son. Trước thắc mắc của chúng tôi sao giống hàng “dỏm” thế?, người bán hàng vẫn khăng khăng khẳng định rằng đây là hàng nhập hàng chính hãng. (?!)
Tham khảo một số sản phẩm khác tại cửa hàng này, tình trạng chung là mẫu mã sản phẩm làm giả lộ rất rõ, chữ in nhòe, bẩn, chỉ dẫn tiếng Viết rất lung tung, không đúng với chữ in tiếng Anh trên vỏ. Những sản phẩm này bày bán nhan nhản trên các sạp hàng ở chợ Đồng Xuân, Gia Ngư với giá rẻ hơn nhiều so với giá được in bán tại cửa hàng này.
Lọ phấn nền của Chanel CY có giá 280 nghìn đồng, khi mua được tặng kem nền tương đương hoặc tùy chọn. Kem dưỡng da chống lão hóa và tinh chất dinh dưỡng của Lancome có giá 329 nghìn đồng. Theo hướng dẫn ghi bằng tiếng Việt là có chỉ số chống nắng, nhưng nhìn trên vỏ hộp của sản phẩm không có lấy một chữ ghi chỉ số chống nắng. Tương tự, ở sản phẩm phấn Lancome có giá 419 nghìn đồng cũng được ghi bằng tiếng Việt có chống nắng nhưng tìm mãi trên vỏ hộp cũng không thấy chỉ số chống nắng đâu.
Tại một cửa hàng trên đường Phạm Ngọc Thạch, mặt hàng ở đây trông đỡ “dỏm” hơn so với cửa hàng ở Chùa Bộc. Một sản phẩm viền mi nước NARS có giá 242 nghìn đồng cũng được tặng một sản phẩm cùng giá trị.
Tìm những sản phẩm cùng tên trên trang web chính hãng, hay tại website của các cửa hàng miễn thuế (duty free shop) giá sản phẩm đắt hơn rất nhiều so với giá bán tại một số cửa hàng này. Đó là chưa tính khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải cộng thêm 10% thuế nhập.
Kem dưỡng da của hãng Chanel tại Kris shop (thuộc hệ thống cửa hàng miễn thuế Singapore) đã có giá khoảng 50 USD/hộp, nhưng ở cửa hàng trên đường Chùa Bộc bán với giá hơn 500 nghìn đồng/3 hũ kem.
Tìm những sản phẩm cùng tên trên trang web chính hãng, hay tại website của các cửa hàng miễn thuế (duty free shop) giá sản phẩm đắt hơn rất nhiều so với giá bán tại một số cửa hàng này. Đó là chưa tính khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải cộng thêm 10% thuế nhập.
Kem dưỡng da của hãng Chanel tại Kris shop (thuộc hệ thống cửa hàng miễn thuế Singapore) đã có giá khoảng 50 USD/hộp, nhưng ở cửa hàng trên đường Chùa Bộc bán với giá hơn 500 nghìn đồng/3 hũ kem.
Tham khảo giá mỹ phẩm Lancome tại showroom duy nhất ở Hà Nội trong Trung tâm thương mại Pakson, giá dòng sản phẩm kem dưỡng da chống lão hóa và tinh chất dinh dưỡng đều trên 1 triệu đồng. Rẻ nhất là hũ kem cùng loại dành cho mắt đã là 1,1 triệu đồng. Giá 1 bộ sản phẩm Lancome gồm 5 loại: Kem dưỡng da, kem dưỡng mắt, sữa rửa mặt, nước hoa hồng, nước dưỡng da, có giá xấp xỉ 4 triệu đồng, nhưng cùng loại đó tại cửa hàng trên đường Chùa Bộc bán với giá 1,660 triệu đồng (khuyến mãi một sản phẩm với giá tương đương).
Trao đổi với phóng viên VnMedia, chị Thủy Uyên- Đại diện mỹ phẩm của Lancome đặt tại TP.HCM cho biết: “Tại Hà Nội, mỹ phẩm Lancome chỉ bán tại địa chỉ duy nhất trong Pakson và không có hệ thống phân phối đại lý bên ngoài. Những cửa hàng tại Chùa Bộc, Hàng Cân, Phạm Ngọc Thạch đều không có trong danh sách đại lý hay showroom của Lancome. Sản phẩm có giá rẻ như vậy chỉ có thể là hàng giả…”.
Các hãng mỹ phẩm khác như Max, Chanel, Christan Dior… đều chưa có đại lý chính thức tại Việt Nam, vậy nhưng các cửa hàng trên vẫn giới thiệu là đại lý phân phối của chính hãng.
Vi phạm nối tiếp vi phạm
Các hãng mỹ phẩm khác như Max, Chanel, Christan Dior… đều chưa có đại lý chính thức tại Việt Nam, vậy nhưng các cửa hàng trên vẫn giới thiệu là đại lý phân phối của chính hãng.
Kem dưỡng da Chanel "dỏm" giá hơn 500 nghìn đồng/3hũ. Ảnh: KN |
Việc công khai bán hàng giả là sự vi phạm nghiêm trọng luật thương mại. Bên cạnh đó, những cửa hàng trên tiếp tục vi phạm về quy định khuyến mại.
Theo Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ , giá trị vật chất dùng để khuyến mãi cho một đơn vị hàng hóa, được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa. Thời gian khuyến mại dài nhất là 180 ngày/1 năm/1 loại nhãn hiệu và trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc trao giải thưởng, thương nhân phải báo cáo kết quả chương trình khuyến mại và việc xử lý 50% giải thưởng tồn đọng về cơ quan quản lý nhà nước.
Nghị định 37 còn quy định hàng hóa được khuyến mại phải đảm bảo chất lượng. Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng.
Hình thức công khai quảng cáo và bán hàng giả, hàng nhái kiểu này đã đánh lừa được không ít người tiêu dùng cả tin, thiếu hiểu biết về mỹ phẩm. Trong khi đó, mặt hàng mỹ phẩm được đánh giá có mức độ rủi ro, ảnh hưởng tới sức khỏe rất cao. Các hãng mỹ phẩm nổi tiếng phải nghiên cứu để đưa ra những loại mỹ phẩm ít hại tới làn da nhất, còn hàng giả thì chẳng có công nghệ nào cả ngoài việc làm sao cho có mẫu mã giống với hàng xịn. Ngoài việc chịu rủi ro về sức khỏe, người tiêu dùng còn mất tiền oan khi mua sản phẩm “dỏm” với giá cao. Các hãng sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm phải chịu tổn thất lớn từ những loại hàng giả, nhái này.
Nghị định 37 còn quy định hàng hóa được khuyến mại phải đảm bảo chất lượng. Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng.
Hình thức công khai quảng cáo và bán hàng giả, hàng nhái kiểu này đã đánh lừa được không ít người tiêu dùng cả tin, thiếu hiểu biết về mỹ phẩm. Trong khi đó, mặt hàng mỹ phẩm được đánh giá có mức độ rủi ro, ảnh hưởng tới sức khỏe rất cao. Các hãng mỹ phẩm nổi tiếng phải nghiên cứu để đưa ra những loại mỹ phẩm ít hại tới làn da nhất, còn hàng giả thì chẳng có công nghệ nào cả ngoài việc làm sao cho có mẫu mã giống với hàng xịn. Ngoài việc chịu rủi ro về sức khỏe, người tiêu dùng còn mất tiền oan khi mua sản phẩm “dỏm” với giá cao. Các hãng sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm phải chịu tổn thất lớn từ những loại hàng giả, nhái này.
Khi chúng tôi hỏi chương trình khuyến mại này kéo dài bao lâu, hầu hết các cửa hàng có kiểu quảng cáo trên nói rằng chỉ một đến hai tháng. Nhưng thực tế kiểu quảng cáo khuyến mãi này được kéo dài liên tục. Theo ghi nhận của chúng tôi thì gần 2 năm nay, những tấm biển quảng cáo và hình thức khuyến mại trên vẫn được các cửa hàng duy trì.
Tình trạng quảng cáo công khai bán hàng giả, nhái đang diễn ra tràn lan, đến nay vẫn chưa thấy bóng dáng cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.
Khổng Nhung